Thị trường Shopee ngày càng được mở rộng và có nhiều người bán tham gia. Bạn cũng đang muốn tìm hiểu kinh doanh Shopee? Đừng bỏ qua bài viết này, Bindi sẽ chia sẻ với bạn 10 kinh nghiệm bán hàng Shopee hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
Ưu điểm kinh doanh Shopee
Để có kinh nghiệm bán hàng Shopee bạn cần có thời gian tìm hiểu và thực chiến. Tuy nhiên với những người mới thì vẫn chưa có những kinh nghiệm này. Dưới đây là những ưu điểm mà bạn nên bắt tay vào kinh doanh Shopee ngay:
-
Shopee là thị trường kinh doanh rộng lớn mà bạn có thể bắt đầu mở shop.
-
Nguồn khách hàng dồi dào nhờ hoạt động marketing, thu hút khách hàng của Shopee
-
Shop bạn sẽ dễ dàng được biết đến nếu biết cách xây dựng và làm SEO cho shop
-
Có nền tảng sẵn để bạn có thể phát triển lâu dài công việc kinh doanh của mình
-
Nền tảng Shopee ngày càng được nâng cấp thân thiện với người dùng, từ đó có nhiều người dùng hơn
-
Bạn có thể sắp xếp sản phẩm của mình một cách có hệ thống trên gian hàng của mình bằng cách thiết kế gian hàng Shopee
Top 10 kinh nghiệm bán hàng Shopee hiệu quả
Với người mới, hẳn là đang loay hoay với nhiều vấn đề trước khi bắt đầu kinh doanh Shopee. Dưới đây là 10 kinh nghiệm bán hàng qua Shopee mà Bindi đã đút kết được. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Lựa chọn sản phẩm
Sản phẩm bạn lựa chọn bán trên Shopee cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về mức độ cạnh tranh. Có hai loại sản phẩm là sản phẩm phổ thông và sản phẩm ngách. Với những ai mới bắt đầu kinh doanh Shopee, sản phẩm phổ thông sẽ có mức độ cạnh tranh cao cho nên rất khó để phát triển. Sản phẩm ngách sẽ đặc thù hơn và ít sự cạnh tranh tuy nhiên khách hàng không nhiều. Cho nên bạn cần tăng độ nhận diện của shop trên sàn. Tùy vào tiềm lực và khả năng mà bạn cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp để kinh doanh
2. Thiết kế gian hàng bắt mắt

Gian hàng Shopee giống là cửa hàng online của bạn, nơi đây trưng bày đầy đủ sản phẩm của bạn. Do vậy cần sắp xếp chúng hợp lý, trang trí shop bắt mắt. Bằng cách thiết kế gian hàng Shopee khoa học ngay từ đầu. Việc này giúp thu hút khách hàng, đồng thời tăng doanh thu cho shop của bạn rất nhiều. Nên đầu tư vào thiết kế gian hàng Shopee trước khi muốn bắt đầu bán hàng.
Tham khảo thêm những mẫu gian hàng và nhận tư vấn về thiết kế gian hàng Shopee của Bindi tại đây.
3. Chiến lược bán hàng
Một trong những kinh nghiệm bán hàng shopee không phải ai cũng biết. Chính là tìm được sản phẩm phễu và sản phẩm chủ lực của shop. Rồi từ đó có chiến lược phát triển lên. Sản phẩm phễu chính là sản phẩm giá rẻ, được nhiều người tìm kiếm và là mồi để khách hàng vào shop của bạn. Từ đó kích thích tạo chương trình để họ mua thêm các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao doanh thu. Duy trì và làm mới việc này cũng giúp mang lại hiệu quả kinh doanh trên Shopee rất cao.
4. Ảnh sản phẩm bắt mắt
Một bức ảnh đẹp bằng ngàn lời quảng cáo. Dù content quảng cáo của bạn có hay đến mức nào nhưng hình ảnh thiếu chuyên nghiệp cũng khiến bạn mất điểm trong mắt khách hàng. Đây chính là bí quyết nằm lòng bạn phải nắm.
5. Mô tả sản phẩm chi tiết
Việc mua sắm online sẽ dễ dàng hơn nếu khách hàng hiểu rõ đặc tính của sản phẩm. Do vậy bạn cần cung cấp rõ ràng, đầy đủ nhất những thông tin liên quan đến sản phẩm. Để khách hàng có cơ sở lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Nếu một sản phẩm bạn chỉ đăng lên hình ảnh và không kèm mô tả cũng làm khách hàng phân vân do dự không mua sản phẩm của bạn.
6. Đánh giá shop tạo độ tin tưởng
Shopee có mục đánh giá sau mua. Đây là con dao hai lưỡi có thể giúp shop bạn tạo độ uy tín. Tại đây nếu có nhiều phản hồi tích cực sẽ tạo độ tin tưởng trong lòng khách hàng. Hoặc ngược lại có những đánh giá tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến uy tín shop. Cho nên bạn cần trả lời đánh giá, kịp thời xử lý và xoa dịu những đánh giá tiêu cực, không hài lòng của khách hàng.
Xem thêm: Top 10 ngành hàng bán chạy nhất trên shopee hiện nay
7. Mức giá hợp lý, cạnh tranh
Kinh doanh Shopee rất cạnh tranh về giá cả. Có rất nhiều shop bán giá rất rẻ thu hút khách hàng của bạn. Cho nên bạn cần tìm được đơn vị cung cấp giá hợp lý để có giá tốt. Song song với đó, chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo để tạo uy tín với khách hàng.
8. Chăm sóc khách hàng
Đây là kinh nghiệm bán hàng shopee ít người để ý đến. Việc phản hồi tin nhắn khách hàng nhanh chóng vừa làm hài lòng khách hàng, vừa giúp shop bạn được Shopee đánh giá cao. Nên phân công nhân sự trực Shopee thường xuyên để hỗ trợ, giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Từ đó tạo cảm tình với khách hàng và giúp họ quay lại những lần sau.
9. Có nhiều chương trình ưu đãi
Chương trình ưu đãi là mồi mà rất nhiều shop sử dụng để thu hút khách hàng. Tại đây sẽ có các sản phẩm phễu đầu vào để khách hàng vào shop bạn. Sau đó dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm chủ lực. Nên canh các đợt ưu đãi để khuyến mãi và đo lường hiệu quả. Bên cạnh đó nên tập trung chất lượng sản phẩm để khách hàng hài lòng và quay lại vào lần sau.
10. Quản lý tồn kho
Hàng tồn kho là một vấn đề nan giải mà bất kỳ shop bán hàng nào cũng gặp phải. Nếu bạn không biết cách quản lý hàng tồn kho hợp lý sẽ không có lợi nhuận. Shop không thể tồn tại lâu dài được. Thay vì bỏ số vốn lớn ôm hàng vừa chôn vốn, lại phải giải quyết vấn đề tồn kho. Bạn có thể tận dụng mối quan hệ và uy tín để nhập số lượng nhỏ hàng bán dần dần. Bên cạnh đó sử dụng thêm các phần mềm quản lý bán hàng trên Shopee để quản lý hàng tồn kho tốt nhất.
Với những chia sẻ bên trên, hi vọng giúp ích cho bạn về kinh nghiệm bán hàng Shopee. Ngoài ra, tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến kinh doanh Shopee, kinh doanh sàn TMĐT tại website của Bindi. Nhận hỗ trợ, tư vấn chi tiết về trang trí gian hàng Shopee và sàn TMĐT tại đây.