Khi nhắc đến việc bán hàng trên các sàn TMĐT, chắc chắn bạn sẽ đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ như, bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada sẽ phải làm những gì? Phải bắt đầu từ đâu để đem lại hiệu quả cao…? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc trên. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
Khái quát đôi nét về Shopee Lazada
Trước khi bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada, người bán phải biết được đôi nét về 2 sàn TMĐT này.
Đầu tiên, phải nói đến Shopee – sàn thương mại bật nhất. Có thể nói, Shopee như là một con diều gặp gió, vì độ phủ sóng quá lớn. Hiện tại, ứng dụng này được mở rộng tại 7 quốc gia trên thế giới. Cùng với hơn 16 triệu lượt tải xuống và 46 triệu sản phẩm đa dạng được bày bán.
Shopee được ví như một “cái chợ online”, bởi tại đây có sự giao dịch những mặt hàng phù hợp với nhu cầu người mua. Nếu bạn không muốn mua hàng tại đây, thì bạn có thể đăng ảnh và bán hàng.
Tiếp theo là Lazada – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia. Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, hiện có các chi nhánh phủ rộng trên thế giới. Khi đến với Lazada, bạn sẽ được cung cấp đa dạng các mặt hàng như nội thất, thời trang,… Phù hợp với nhu cầu hành vi của người tiêu dùng. Đáp ứng đầy đủ các mặt hàng đa dạng từ mẫu mã đến phân loại.

=> Xem thêm: 5 cách giảm giá vốn hàng hóa giúp tăng lợi nhuận trên Shopee
Bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada cần làm những gì?
Việc bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada sẽ gặp nhiều khó khăn. Để có thể đi lên từ con số 0, đòi hỏi người bán phải đầu tư rất nhiều. Đòi hỏi người bán phải thật sự tập trung và nghiêm túc mới có thể thành công. Ngoài ra, cần phải biết thêm các lĩnh vực sau đây:
Lựa chọn sản phẩm bạn muốn kinh doanh
Kinh doanh online có rất nhiều những sự chọn lựa. Chính vì thế, bạn phải chọn lựa cho mình một ngành hàng phù hợp. Điều này sẽ không quá khó khăn, bởi người bán dễ dàng tìm hiểu trên Danh mục sàn.
Lựa chọn tùy theo sở thích, nhưng vẫn phải hiểu biết về ngành hàng, sản phẩm đó. Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ sau này.
Thế nhưng, trên thị trường lại có quá nhiều những ngành hàng khác nhau. Làm cho khách hàng khó khăn trong việc chọn lựa. Ngoài ra, bạn sẽ phải đụng mặt với những “ông lớn” cùng ngành.
Các loại thị trường cho bạn lựa chọn kinh doanh
Hiện tại, theo số liệu cho thấy có 4 loại thị trường giúp ích cho bạn bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada như:
-
Thị trường hiện hữu: là thị trường mà bạn đã biết rõ về người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh,… Tại thị trường này, người mua chi tiêu những sản phẩm, dịch vụ tương ứng với thứ bạn cung cấp. Họ mong muốn được hậu đãi tốt hơn, chính vì thế hiệu suất và công năng sản phẩm là quan trọng nhất.
-
Thị trường đã được phân chia (phân khúc thị trường): là việc phân chia thị trường thành tập hợp các nhóm người dùng. Gồm có những đặc điểm giống nhau, dựa trên nhân khẩu học, nhu cầu tiêu dùng, mức độ ưu tiên. Ngoài ra, còn phải đạt các tiêu chí về tâm lý hoặc hành vi, sở thích chung.
-
Thị trường mới: là nơi các sản phẩm, dịch vụ của bạn cho phép khách hàng làm điều gì đó. Nhưng thể thực hiện khi sản phẩm của bạn chưa ra mắt. Việc làm này sẽ làm cho khách hàng có nhiều sự ẩn trắc mà chính họ không thể bận ra.
Lưu ý: Thị trường này, sẽ không có khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thế nên, việc quan trọng nhất chính là xác định rõ loại khách hàng và cho họ đức tin vào sản phẩm mới.
-
Thị trường sao chép: bạn có thể tham gia vào thị trường này, khi đã sẵn sàng cho một mô hình kinh doanh thành công kiểu mới. Tại một địa điểm và sao chép nó vào một địa điểm khác. Sẽ có những thay đổi để phù hợp với đặc điểm của từng vùng.

Các thao tác để chọn lựa thị trường
-
Liệt kê danh sách 20+ sản phẩm bạn chọn.
-
Tiếp theo, liệt kê 5 sản phẩm tương tự cho mỗi sản phẩm được liệt kê ở bước đầu tiên. (Sản phẩm tương tự là sản phẩm có cùng các tính năng chính và là sản phẩm của các đối thủ).
-
Đánh giá, lợi thế cạnh tranh:
-
Sản phẩm: gồm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, tính năng ưu việt,…
-
Trang bán hàng: tiêu đề, hình ảnh, mô tả, chương trình khuyến mãi, …
-
Đánh giá: số lượng đánh giá tiêu cực hay tích cực của người mua,…
-
Đánh giá doanh thu trong tháng của sản phẩm.
-
Phân loại sản phẩm: được phân theo 3 tiêu chí dựa vào danh sách 20+ sản phẩm:
-
Mức độ cạnh tranh thấp: còn nhiều tính năng có thể nâng cao và đẩy mạnh, các sản phẩm thay thế chưa cao, số lượng đánh giá và lượt bắn còn hạn chế,…
-
Thị trường doanh số cao.
-
Lợi nhuận gộp tối thiểu 35%.
-
Sắp xếp thứ tự các sản phẩm.
Xem thêm: Cách tạo banner Shopee chuyên nghiệp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi
Bắt đầu bán hàng trên Shopee Lazada là một việc không hề dễ dàng. Để có thể kinh doanh hiệu quả trên nền tảng này. Bạn phải thật sự nỗ lực và cố gắng. Tìm hiểu thêm các yếu tố tác động, nhờ đó giúp cho bạn là một người bán hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo thêm nhiều niềm tin và thu hút khách hàng ghé thăm.
Thông qua bài viết trên, rất hy vọng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã lựa chọn và theo dõi bài viết của chúng tôi.
- Nếu có bất kì thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ cho BINDI qua thông tin bên dưới
- Fanpage: BINDI
- Zalo 0938657996 Tân Nguyễn
- Hotline 0938657996 Tân Nguyễn
CÁC MẪU TEMPLATES SHOPEE, LAZADA BẮT MẮT CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn chi tiết các dịch vụ sàn TMĐT